Blockchain và 10 ứng dụng trong cuộc sống

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nguồn gốc ra đời của Blockchain. Để hiểu rõ hơn về những ứng dụng thực tế và tác dụng mà Blockchain mang lại trong cuộc sống, hãy cùng P7 Finance tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây!

10 ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống!

1. Ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Bạn có biết thực phẩm bạn đang sử dụng hàng ngày tới từ đâu? Quản lý chuỗi cung ứng là một lĩnh vực vô cùng phức tạp và để tạo ra được sản phẩm tới tay người tiêu dùng chúng ta cần trải qua rất nhiều khâu trung gian từ sản xuất tới mua hàng.

Vậy làm thế nào để đảm bảo được chất lượng, tính minh bạch, sự tin cậy của sản phẩm để người tiêu dùng yên tâm. Đó chính là công nghệ Blockchain.

Việc ứng dụng Blockchain trong truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm hàng hóa đang tạo ra những bước tiến đột phá trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc.

– Food Industry: Là ứng dụng Blockchain giúp cải thiện tính minh bạch và hiệu quả giúp tìm ra và truy xuất được những thực phẩm bẩn có thể bị ô nhiễm ở đâu trong chuỗi cung ứng.
– OriginTrail: Là nền tảng blockchain cho phép người tiêu dùng biết hàng hóa thực phẩm của họ mua đến từ đâu và cách chúng được sản xuất.
– VeChain đã công bố hợp tác với DNV GL để sử dụng công nghệ blockchain cho truy xuất nguồn gốc, giám sát, bảo mật và kiểm toán cho ngành dược phẩm quốc gia.

 

2. Ứng dụng Blockchain trong thanh toán tài chính, ngân hàng

Có lẽ những ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực tài chính được thấy khá rõ và cụ thể thông qua các sản phẩm tiền điện tử cụ thể là Bitcoin.

– Ripple: Đang hướng tới trở thành nhà cung cấp giải pháp thanh toán toàn cầu, kết nối tới các ngân hàng, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, doanh nghiệp và các giao dịch tài sản kỹ thuật số theo nhu cầu toàn cầu.
– ABRA: Ứng dụng toàn cầu và ví tiền điện tử cho phép bạn mua và trữ 20 loại tiền mã hóa gồm Bitcoin, Ethereum, Litecoin…

 

3. Ứng dụng Blockchain trong giáo dục

Việc ứng dụng Blockchain trong giáo dục là rất tiềm năng vì nó giải quyết được rất nhiều vấn đề tồn đọng mà bộ máy quản lý giáo dục truyền thống đang gặp phải.

Blockchain được thiết kế ra để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trên Blockchain không thể thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của các nút trong hệ thống.

– Đại học Nicosia: Sử dụng công nghệ Blockchain để quản lý chứng chỉ sinh viên từ nền tảng MOOC.
– Công ty Sony ứng dụng Blockchain để tạo ra nền tản đánh giá toàn cầu trong việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục sinh viên.

 

4. Ứng dụng Blockchain trong việc bỏ phiếu bầu cử

Do các vấn đề phức tạp trong bảo mật và gian lận bầu cử, rất ít quốc gia lựa chọn bỏ phiếu điện tử.

Blockchain sẽ cung cấp một giải pháp cho vấn đề này. Tính bất biến sẽ khiến các dữ liệu thêm vào được toàn vẹn và kết quả bỏ phiếu sẽ được cập nhập ngay lập tức mà không cần phải thông qua kiểm duyệt truyền thống.

– Bvote: Ứng dụng đánh giá tín nhiệm, bình chọn online trên nền tảng Blockchain do Bytesoft Việt Nam phát triển sẽ là nền tảng cho rất nhiều cuộc bình chọn cần sự tín nhiệm cao và hướng tới ứng dụng trong bỏ phiếu bầu cử quốc gia.

 

5. Ứng dụng Blockchain trong sở hữu trí tuệ, gaming, thuế,…

Công nghệ Blockchain sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản của mình bằng cách tạo ra những hồ sơ về quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian thực đối với các sản phẩm của bạn.

Blockchain cung cấp sự minh bạch và có thể tự kiểm soát dữ liệu nên nó rất phù hợp cho chính phủ áp dụng trong lĩnh vực thu thuế.

Điển hình là Trung Quốc đã sử dụng blockchain cho thu thuế và phát hành hóa đơn điện tử. Dự án đã được thực hiện từ 2017 và áp dụng tại 1 ngân hàng địa phương.

 

6. Ứng dụng Blockchain trong lĩnh vực Logistic

Đẩy nhanh quá trình vận chuyển, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí bởi trong quá trình vận hành đã được quản lý bởi Blockchain.

Truy xuất nguồn gốc và kiểm soát được trạng thái vận chuyển.

Hạn chế những chi phí phát sinh bởi bến bãi, cầu cảng, vận chuyển…. tránh những gian lận không đáng có.

 

7. Ứng dụng Blockchain trong y tế, chăm sóc sức khỏe

Khi người bệnh đi khám và xét nghiệm mọi kết quả của họ sẽ được lưu trữ trong công nghệ blockchain, điều này giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin của mình.

Họ có thể truy xuất thông tin theo nhu cầu ở bất kỳ bệnh viện nào trên thế giới, rất tiện lợi khi đi tới các bệnh viện khác nhau.

– MedicalChain: Công ty chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ Blockchain để tạo thuận lợi cho việc lưu trữ, sử dụng hồ sơ y tế điện tử.
– MedRec: Cung cấp dịch vụ truy cập an toàn vào hồ sơ của bệnh nhân. MedRec sử dụng Blockchain để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và giúp giảm thiểu các quy trình lặp lại giữa các cơ sở y tế.
– BlockchainCNS: Chuyên cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện trên nền tảng Blockchain sẽ lưu trữ dữ liệu bệnh nhân, hỗ trợ từ các chuyên gia bác sĩ, hỗ trợ thanh toán trên nền tảng tiền điện tử….

 

8. Ứng dụng Blockchain trong bất động sản

Đặc điểm của ngành bất động sản là các giao dịch có giá trị lớn, thường mất nhiều thời gian, chi phí và thủ tục giấy tờ để hoàn thiện.

Blockchain có tiềm năng thay thế các quy trình bằng giấy, thay đổi cục diện các số hóa giao dịch và giảm thiểu chi phí, tăng tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch bất động sản.

 

9. Ứng dụng Blockchain trong chính phủ điện tử

Một số tính chất của blockchain cho thấy nó hoàn toàn có tiềm năng to lớn trong việc ứng dụng vào chính phủ điện tử:

– Hoàn toàn tự động: Không cần bất kỳ tổ chức, trung tâm hay cơ quan nào giám sát hoạt động của blockchain.
– Vận hành liên tục: Dữ liệu trên hệ thống blockchain được nhân bản tới các nút trong mạng. Nên sẽ đảm bảo dữ liệu vận hành liên tục dù có sự cố ở bất kỳ nơi nào trong mạng.
– An toàn: Mã lệnh hỗ trợ thuật toán mã hóa, cho phép xác nhận tính toàn vẹn của dữ liệu, mã nguồn mở được kiểm tra và phát triển bởi cộng đồng.

Thực tế các nước trên thế giới đã nghiên cứu phát triển chính phủ điện tử ứng dụng blockchain. Ví dụ như Estonia áp dụng blockchain vào cấp ID điện tử e-ID cho công dân, hệ thống bầu cử tại Ukraina, Australia, Honduras đã áp dụng công bầu cử tự động qua blockchain…Còn tại Trung Quốc sẽ lấy kế hoạch xây dựng thành phố thông minh lấy công nghệ blockchain làm chủ đạo.

 

10. Ứng dụng Blockchain trong thành phố thông minh IoT

Internet of Things – IoT hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối. IoT đang được nghiên cứu trở thành công nghệ chủ đạo cho việc xây dựng các thành phố thông minh. 

Ba trụ cột của IoT đó là 5G, Blockchain và các thiết bị tự động hóa.

Khi mà Trung Quốc và Mỹ đều đã sẵn sàng thiết lập cơ sở hạ tầng cho hệ thống 5G. Thì bước tiếp theo sẽ là tiền đề để IoT bùng nổ trong thời gian tới.

IoT được hiểu là hệ thống mạng lưới kiểm soát mọi hoạt động, thiết bị trong căn nhà bạn, trong thành phố của bạn thông qua kết nối 5G.

Lúc đó việc ứng dụng Blockchain cụ thể là hợp đồng thông minh sẽ giúp việc tự động hóa quản lý được thực hiện tự động từ xa. Sự kết hợp giữa phần mềm, cảm biến, smart contract sẽ mang lại dữ liệu vận hành một cách hiệu quả.

Các ông lớn trong làng công nghệ Samsung, IBM, AT&Y đều đã mở rộng cơ sở hạ tầng và tranh đua nhau thống trị của lĩnh vực IoT.

Trả lời